Loading...

Bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô Suzuki

Bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô Suzuki

Hệ thống phanh ô tô Suzuki là bộ phận có nhiệm vụ làm giảm tốc độ quay của bánh xe, giúp xe đi chậm hơn hoặc dừng lại. Dòng xe Suzuki tại Việt Nam như: Suzuki Ertiga Limited, Suzuki Ertiga Sport, Suzuki XL7… hiện đang sử dụng cả phanh đĩa (ở trước) và phanh tang trống (ở sau). 

Hãy cùng Thiện Auto tìm hiểu các thông tin chi tiết về hệ thống phanh ô tô Suzuki và bảo dưỡng phanh ô tô.

Hệ thống phanh ô tô Suzuki

Phanh ô tô có cấu tạo:

Bàn đạp phanh: Tiếp nhận điều khiển trực tiếp của người lái.

Bầu trợ lực phanh: Khuếch đại lực đạp phanh, giúp anh em dễ dàng đạp phanh mà không tốn nhiều sức lực.

Bình chứa dầu phanh, xilanh chính, van điều áp: Bộ phận chuyển đổi lực tác động thành áp suất dầu phanh và phân phối đến toàn bộ hệ thống phanh.

Phanh ở từng bánh xe: Bộ phận giúp giảm tốc độ quay của từng bánh xe.

Hệ thống phanh ô tô đơn giản dễ hiểu
Hệ thống phanh ô tô đơn giản dễ hiểu

Phanh đĩa

Cấu tạo phanh đĩa ô tô gồm có: càng phanh, má phanh, đĩa phanh (roto đĩa), piston…

Nguyên lý hoạt động phanh đĩa

Khi bạn đạp phanh, áp suất dầu được tạo ra, truyền đến xilanh, xuống piston làm cho 2 má phanh 2 bên kẹp chặt mặt đĩa làm cho lốp xe dừng lại. Khi người lái nhà phanh, má phanh cũng sẽ nhả ra giúp bánh xe quay dễ dàng. 

Ưu nhược điểm phanh đĩa

Ưu điểm

  • Phanh đĩa đem lại hiệu quả cao, áp suất phân bổ đều lực nhờ đó hạn chế hiện tượng lệch tâm, trượt bánh hay phanh gấp.
  • Khả năng tản nhiệt của phanh đĩa nhanh.
  • Khả năng thoát nước của phanh tốt.
  • Má phanh đĩa có thể tự điều chỉnh kích thước khe hở với đĩa phanh. 
  • Có thể kết hợp với các công nghệ phanh hiện đại như hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phanh điện tử EBD, hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA…
  • Trọng lượng nhẹ

Nhược điểm

  • Chi phí cao.
  • Phanh đĩa dễ bám bụi bẩn nên cần chăm sóc và bảo dưỡng thường xuyên để tăng hiệu suất và tuổi thọ của phanh. 
Hệ thống phanh tang trống và phanh đĩa có cấu tạo khác nhau
Hệ thống phanh tang trống và phanh đĩa có cấu tạo khác nhau

Phanh tang trống

Cấu tạo phanh tang trống ô tô gồm: guốc phanh, má phanh, lò xo hồi vị, xilanh (có piston và cuppen), trống phanh, mâm phanh…

Nguyên lý làm việc phanh tang trống

Khi bạn đạp phanh, xilanh chính truyền áp suất dầu cho xilanh con. Xilanh con đẩy guốc phanh, tạo ma sát giữa má phanh và trống phanh. 

Từ đó giảm tốc độ của xe. Khi bạn nhả phanh, lò xo hồi vì đẩy guốc phanh ra. Lực ma sát giữa guốc phanh và mặt trống bằng 0, guốc phanh về vị trí ban đầu. 

Ưu nhược điểm phanh tang trống

ưu điểm

  • Chi phí sản xuất và sửa chữa thấp.
  • Sửa chữa dễ dàng. 
  • Thiết kế kín, khó bẩn.

Nhược điểm

  • Hiệu quả phanh kém.
  • Khả năng tản nhiệt thấp
  • Trọng lượng nặng hơn phanh đĩa

Các hạng mục cần kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô Suzuki:

Hệ thống phanh xe đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình vận hành và đảm bảo an toàn cho bạn. 

Do má phanh làm việc liên tục và luôn chịu lực ma sát lớn nên anh em cần kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh ô tô Suzuki định kỳ sau khoảng từ 2 đến 3 năm để đảm bảo phanh hoạt động tốt nhất. 

Dầu phanh

Đối với dầu phanh, anh em cần chú ý các điều sau:

  • Thay dầu phanh sau 2 – 3 năm hoặc sau mỗi 30000km – 50000km.
  • Châm thêm dầu ngay khi thấy dầu phanh thấp.
  • Thay dầu mới khi thấy chất lượng dầu xuống cấp, màu đậm. 

Má phanh

  • Thay má phanh ô tô sau 50000km – 80000km hoặc sau 2 năm sử dụng.
  • Kiểm tra má phanh thường xuyên để biết độ mòn của phanh, dựa vào đó xác định có nên thay má phanh sớm hay không.
Má phanh khi mòn và má phanh mới
Má phanh khi mòn và má phanh mới

Xem thêm: Má phanh

Xy lanh phanh

Xilanh có 2 loại xi lanh chính và xi lanh con. Xy lanh hoạt động lâu dài cũng dễ dàng hư hỏng như các gioăng phớt bị mòn bên trong, rò rỉ dầu. 

Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế xi lanh thường xuyên nên thấy hư hỏng. 

Bầu trợ lực phanh

Bầu trợ lực phanh giúp anh em dễ dàng đạp phanh hơn. Do đó, anh em nên kiểm tra bầu trợ lực phanh thường xuyên để không ảnh hưởng đến quá trình vận hành và hệ thống phanh ô tô Suzuki.

Xem thêm: Bầu trợ lực phanh. 

Các lỗi hệ thống phanh ô tô Suzuki thường gặp

Phanh bị kêu

Phanh bị kêu có nhiều nguyên nhân như má phanh bị bẩn, má phanh bị mòn, má phanh bị lỏng, mâm phanh lỏng, phanh bị đọng nước…

Phanh bị nặng

Biểu hiện phanh bị nặng là anh em phải dùng một lực lớn hơn bình thường để đạp chân phanh. Thông thường, lỗi này do bầu trợ lực phanh gặp trục trặc, đường ống dẫn dầu bị tắc, xe bị bó phanh, lò xo hồi vị bị kẹt (phanh tang trống)…

Bàn đạp phanh ô tô bị thấp

Bàn đạp phanh thấp có thể do nhiều nguyên nhân như thiếu dầu phanh, đĩa phanh hoặc tang trống bị đảo, lọt khí vào ống dẫn dầu, xi lanh gặp vấn đề, mòn má phanh,…

Xe mất phanh

Xe mất phanh là lỗi cực kỳ nghiêm trọng và nguy hiểm. Lỗi này thường do mất áp suất dầu phanh, lọt khí vào đường ống dẫn dầu, xilanh chính bị hỏng, phanh ABS bị lỗi…

Vệ sinh và bảo dưỡng phanh ô tô Suzuki

Anh em nên chủ động bảo dưỡng, nhất là vệ sinh phanh ô tô thường xuyên để đảm bảo an toàn nhé.

Dung dịch vệ sinh má phanh chuyên dụng Wurth
Dung dịch vệ sinh má phanh chuyên dụng Wurth

Và quy trình vệ sinh hệ thống phanh ô tô tại Thiện Auto sẽ gồm 5 bước chính

Bước 1. Xịt dung dịch vệ sinh phanh đĩa chuyên dụng vào đĩa phanh. Thiện Auto dùng chai xịt vệ sinh phanh của Wurth nhé. Chú ý xịt vào các khe rãnh, ngõ ngách và làm tương tự với cùm phanh, bố phanh, ắt phanh và cả cục cao su chắn bụi. Sau đó dùng khăn sạch để lau lại từng bộ phận đến khi bụi bẩn được loại bỏ hết. 

Bước 2. Bôi mỡ. Ta bôi mỡ chuyên dụng silicon cho ắt phanh, phần cao su chắn bụi và không quên bơm mỡ cho (cái thanh ngang). Sau đó lắp chúng trở lại vào vị trí cũ, đồng thời kiểm tra độ trơn mượt của các bộ phận.

Bước 3. Mài má phanh giúp loại bỏ lớp bố bị chai ko còn khả năng ma sát nữa

Bước 4. Bôi mỡ bò đồng vào vị trí tiếp xúc giữa má phanh và cùm phanh sau đó bôi thêm một lớp mỡ chịu nhiệt vào mặt sau của má phanh và lắp má phanh và cùm phanh vào vị trí ban đầu.

Bước 5. Kỹ hơn, anh em có thể láng lại đĩa phanh lần cuối để chắc chắn phanh đảm bảo phanh bám tốt nhất nhé

Bước 6. Cuối cùng ta lắp lại bánh xe là hoàn tất

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống phanh ô tô Suzuki. Anh em còn nhiều thắc mắc có thể liên hệ với Thiện Auto qua 0938 395 022 hoặc mang xế yêu của bạn đến 731 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phú Hữu, Thành phố Thủ Đức, TP. HCM để được hỗ trợ.