Loading...

Cân chỉnh thước lái cho Suzuki XL7/ ERTIGA

Cân chỉnh thước lái cho Suzuki XL7/ ERTIGA

Cân chỉnh thước lái là một việc mà không phải anh em sử dụng ô tô nào cũng biết. Cân chỉnh góc đặt bánh xe có những công dụng và chức năng nhất định. Hãy cùng Thiện Auto tìm hiểu về cân chỉnh thước lái và các góc đặt bánh xe nhé!

Cân chỉnh thước lái 

Trên thực tế, anh em nên thường xuyên kiểm tra và cân chỉnh góc đặt bánh xe. Nếu một chiếc xe được cân chỉnh đặt bánh xe sẽ tăng sự an toàn và độ êm cho anh em trong quá trình vận hành xe. 

Cân thước lái ô tô là gì?

Cân chỉnh thước lái hay còn gọi là cân chỉnh các góc đặt bánh xe hay cân chỉnh độ chụm của bánh xe. Đây là giải pháp giúp cho lốp xe hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ của lốp xe. Ngoài ra, cân chỉnh giúp cải thiện khả năng điều hướng,tránh cho xe của bạn rung lắc bất thường và khó trả lái. 

Cân chỉnh thước lái cho suzuki XL7 / Ertiga
Cân chỉnh thước lái cho suzuki XL7 / Ertiga

Vì sao cần cân chỉnh thước lái?

Trong quá trình sử dụng xe có nhiều nguyên nhân khiến cho độ chụm bị sai lệch. Nguyên nhân chủ yếu là do xe va chạm với lề đường, xe thường xuyên di chuyển trong các vùng có ổ gà, xe bị va chạm mạnh,… Ngoài ra, với các xe ô tô đời cũ, các linh kiện trong hệ thống treo bị mài mòn làm cho thước lái bị sai lệch.

Nếu xe bị lệch độ chùm sẽ ảnh hưởng đến lốp xe, do đó lốp xe bị mòn nhanh hơn. Tuổi thọ của xe, lốp xe giảm đáng kể và ảnh hưởng đến quá trình điều hướng xe như xe bị lệch về bên trái hoặc bên phải nhiều hơn. 

Khi nào cần cân chỉnh góc đặt bánh xe?

Theo khuyến cáo của các chuyên gia kỹ thuật, anh em nên cân chỉnh góc đặt bánh xe định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần và sau mỗi 15000 km đến 20000 km. 

Tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng xe và điều kiện sử dụng xe, anh em có thể cân chỉnh góc đặt bánh xe sớm hơn nếu thấy xe có các dấu hiệu bất thường sau:

  • Lốp xe mòn không đều.
  • Xe khó điều hướng, thường xuyên bị lệch một bên.
  • Vô lăng rung lắc, trả lái chậm.
  • Góc Camber, độ chụm và góc Caster bị lệch.

Ngoài ra, anh em nên cân chỉnh góc đặt bánh xe sau khi sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận ở hệ thống treo, đảo lốp, thay lốp,… hoặc sau khi xe va chạm mạnh, di chuyển ở các cung đường dằn xóc. 

Ba góc mà kỹ thuật viên cần quan tâm khi cân chỉnh thước lái:

Trong quá trình sử dụng và vận hành xe, anh em cần duy trì góc đặt bánh xe theo tiêu chuyển bạn đầu của nhà sản xuất, kiểm tra định kỳ và cân chỉnh góc đặt bánh xe khi cần thiết. Có 3 góc đặt bánh xe mà Thiện Auto lưu ý cho anh em khi cân chỉnh thước lái gồm góc Camber, góc Caster, góc toe( độ chùm).

Góc Caster

– Góc Caster: Góc Caster là góc giữa trụ thẳng đứng của bánh xe ô tô và trụ lái.  

– Cách xác định góc Caster

  • Caster bằng 0 khi trục quay bánh lái trùng với phương thẳng đứng.
  • Caster dương (Positive Caster) thì bánh xe sẽ ở phía trước so với đầu trụ thẳng đứng.
  • Caster âm (Negative Caster) sẽ ở phía sau đầu trụ theo chiều tiến của xe.

– Góc Caster sai tiêu chuẩn sẽ không gây ra mòn lốp nhưng tác động trực tiếp đến tốc độ đánh lái của vô lăng làm cho vô lăng bị rung, khó điều hướng và ảnh hưởng đến tính năng trả lái bánh xe. Góc Caster càng nhỏ thì vô lăng điều khiển càng nhẹ

Cách xác định góc Caster
Cách xác định góc Caster

Góc Camber

– Góc Camber là góc nghiêng của bánh xe khi bạn nhìn từ phía trước của xe. Góc tạo bởi trục thẳng đứng của xe khi nhìn từ phía trước hoặc sau và đường thẳng vuông góc với mặt đường. 

– Cách xác định góc Camber như sau, nếu bạn nhìn xe từ phía trước: 

  • Khi bánh xe vuông góc với mặt đường góc Camber bằng 0 (Zero Camber).
  • Khi bánh xe ngả ra ngoài góc Camber dương (Positive Camber). Độ mòn của lốp ở phần lốp phía ngoài nhiều hơn. 
  • Khi bánh xe úp vào trong góc Camber âm (Negative Camber). Độ mòn của lốp ở phần lốp phía trong nhiều hơn.

– Khi góc Camber sai tiêu chuẩn sẽ ảnh hưởng đến độ bám đường, từ đó giảm sự chắc chắn, độ êm của xe khi vận hành và lốp mòn không đồng đều.

Cách xác định góc Camber
Cách xác định góc Camber

Độ chụm bánh xe (Góc toe)

– Độ chụm bánh xe hay còn gọi là góc toe là hiệu số của khoảng cách giữa 2 má lốp đo từ phía sau và khoảng cách giữa 2 má lốp đo từ phía trước trên cùng trục xe. 

  • Độ chụm dương( Toe – in): Khoảng cách giữa 2 má lốp đo từ phía sau lớn hơn khoảng cách giữa 2 má lốp đo từ phía trước trên cùng trục xe. 
  • Độ chụm âm ( Toe-out): Khoảng cách giữa 2 má lốp đo từ phía sau nhỏ hơn khoảng cách giữa 2 má lốp đo từ phía trước trên cùng trục xe.

– Độ chụm không gây nhao lái mà độ chụm sai làm lệch vô lăng và ăn mòn lốp. 

  • Độ chụm quá dương: Má ngoài của lốp sẽ bị ăn mòn.
  • Độ chụm quá âm: Má trong của lốp sẽ bị ăn mòn.
Cách xác định độ chùm
Cách xác định độ chùm

Kết luận

Mỗi ô tô đều được nhà sản xuất lắp ráp với thông số chuẩn từng góc đặt bánh xe trước khi xuất xưởng. Do đó, nếu góc đặt bánh xe bị sai lệch sẽ ảnh hưởng đến độ êm của xe, độ mòn của lốp và khả năng vận hành, điều hướng của xe. Vì vậy việc căn chỉnh thước lái và các góc đặt bánh xe vô cùng quan trọng. 

Thông tin về cân chỉnh thước lái
Thông tin về cân chỉnh góc đặt bánh xe

Trên đây là các thông tin về cân chỉnh thước lái, các góc cần quan tâm khi cân chỉnh góc đặt bánh xe như góc Caster, góc Camber, độ chụm( góc toe). Nếu anh em quan tâm đến dịch vụ cân chỉnh thước lái hoặc muốn biết thêm nhiều thông tin khác có thể liên hệ với Thiện Auto – Chăm sóc xe qua hotline 0938 395 022 hoặc mang xế yêu của bạn đến 731 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phú Hữu, Thành phố Thủ Đức, TP. HCM để được hỗ trợ.