Loading...

12 Nguyên nhân ô tô Suzuki bó máy

12 Nguyên nhân ô tô Suzuki bó máy

Ô tô Suzuki bó máy ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến quá trình di chuyển và an toàn của người ngồi trong xe. Vì vậy hãy cùng Thiện Auto giải thích về hiện tượng ô tô bị bó máy nhé!

Ô tô Suzuki bó máy là gì?

Hiện tượng ô tô bó máy hay người ta còn gọi là bó Piston, luppe. Đây là hiện tượng piston khó di chuyển hoặc bị kẹt trong xi lanh do động cơ quá nóng. Điều này khiến piston kim loại giãn nở và bị kẹt vì thế động cơ bị chết máy hoặc khó vận hành.

Tình trạng ô tô Suzuki bó máy thường là nguyên nhân chính của các hiện tượng như kẹt xi-lanh, cong tay dên, thậm chí gãy biên làm hư hỏng động cơ và nhiều bộ phận khác. Đồng thời, sửa chữa bó máy mất nhiều thời gian và chi phí.

Piston và xilanh trong hệ thống động cơ ô tô Suzuki
Piston và xilanh trong hệ thống động cơ ô tô Suzuki

Vì sao ô tô Suzuki bó máy?

Hệ thống nhiên liệu

Nguyên nhân thường xuyên diễn ra khiến động cơ bó máy là do lỗi hệ thống nhiên liệu. Nguồn cung cấp nhiên liệu không đủ, chất bẩn có trong bình xăng, trục trặc hoặc hư hỏng bơm nhiên liệu, v.v. có thể khiến áp suất nhiên liệu giảm và khiến động cơ bị bó máy.

Hệ thống điện

Khi hệ thống điện gặp vấn đề sẽ gây ra một số hiện tượng như pin yếu, đứt dây nối,  hệ thống dây điện bị lỗi, mạch hở, hư bộ điều khiển, hỏng cảm biến,… Đây cũng là nguyên nhân gây ra bó máy. 

Hệ thống đánh lửa

Hệ thống đánh lửa yếu bất thường thể khiến động cơ bị bó máy. Các bộ phận gặp bất thường như bộ điều khiển đánh lửa, bộ phân phối, cuộn dây đánh lửa và bugi có thể làm ảnh hưởng đến hiệu suất đánh lửa và bó máy.

Cảm biến lỗi:

Cảm biến có vai trò theo dõi, điều khiển các hệ thống, … Nếu cảm biến bị hỏng sẽ không thông báo kịp thời cho chủ xe về tình trạng xe và có thể dẫn tới bó máy. 

Cảm biến báo có lỗi cần kiểm tra
Cảm biến báo có lỗi cần kiểm tra

 Hệ thống khí thải

Hệ thống khí thải có vấn đề cũng có thể khiến động cơ bị bó máy. Khi các bộ phận như bộ lọc không khí, van lưu lượng khí, van EGR (tuần hoàn khí thải) và hệ thống xả bị tắc có thể làm giảm luồng khí và khiến xe chết máy.

Lỗi phần mềm

Trên các xe ô tô hiện đại, các bộ điều khiển động cơ và các hệ thống khác được điều khiển bởi phần mềm. Nếu phần mềm này gặp lỗi hoặc bị xung đột, nó có thể gây ra các vấn đề hoạt động và dẫn đến bó máy.

Bộ chế hòa khí

Hệ thống chế hòa khí (carburetor) trên các xe cũ cũng có thể gây bó máy. Nếu bộ chế hòa khí bị bẩn hoặc cần được điều chỉnh lại, nó có thể không cung cấp tỷ lệ hợp lý của nhiên liệu và không khí, gây ra tình trạng bó máy.

Dầu nhớt bẩn, bị rò rỉ

Xe sắp hết dầu hoặc lâu ngày chưa thay dầu là những nguyên nhân chính khiến động cơ ô tô của bạn bị bó máy. Ngay cả những chiếc xe chạy ít cũng nên thay dầu thường xuyên, vì dầu sẽ bị hỏng và tạo thành cặn khi không sử dụng trong thời gian dài. Ngoài việc lâu ngày không thay dầu, các vấn đề về bôi trơn như rò rỉ dầu hoặc sử dụng dầu nhớt kém chất lượng cũng có thể khiến xe của bạn bị bó máy.

Kiểm tra và thay dầu định kì để hạn chế ô tô Suzuki bị bó máy
Kiểm tra và thay dầu định kì để hạn chế ô tô Suzuki bó máy

Xem thêm: Thay lọc dầu ô tô Suzuki Xl7 dễ dàng.

Nước làm mát bị rò rỉ hoặc dưới mức quy định

Nước làm mát có vai trò giảm nhiệt, chống rỉ, chống oxy hóa cho động cơ. Khi lượng nước làm mát này bị hao hụt quá mức cho phép, động cơ không còn được làm mát nữa và nhiệt độ tăng lên sẽ khiến piston giãn nở và làm bó máy.

Xem thêm: Quy trình thay nước làm mát ô tô Suzuki.

Ô tô Suzuki bó máy do thời gian sử dụng xe lâu dài

Sử dụng xe trong suốt một thời gian dài cũng là nguyên nhân chính gây tắc nghẽn piston. Khi bạn sử dụng ô tô hoặc động cơ trong thời gian dài, các bộ phận bên trong sẽ bị hao mòn và mất đi độ êm ái. Vì vậy, để tránh những trường hợp như vậy xảy ra, người dùng nên bảo dưỡng, kiểm tra động cơ xe của mình thường xuyên.

Thành xilanh và piston bám nhiều cặn bẩn

Nếu nhiên liệu hoặc dầu không đạt tiêu chuẩn lọt vào buồng đốt sẽ tích tụ một lượng lớn chất bẩn sẽ ảnh hưởng đến động cơ trong quá trình vận hành, dẫn đến mòn piston và tích tụ bụi bẩn. Điều này làm giảm hiệu suất động cơ và tăng nguy cơ bó máy.

Động cơ bị quá nhiệt:

Nếu bạn sử dụng xe trong thời gian dài, động cơ có thể nóng hơn mức bình thường, dẫn đến chết máy. Khi thiếu hoặc không có chất làm mát, các bộ phận kim loại nóng lên và giãn nở, tạo ra nhiều ma sát giữa chúng hơn và khiến tăng tốc độ bị ăn mòn của piston và xi lan.

Cách khắc phục khi ô tô Suzuki bó máy.

Kiểm tra hệ thống bôi trơn:

Hệ thống bôi trơn tắc động trực tiếp tới hiện tượng bó máy, do đó để hạn chế tính trạng này, anh em cần kiểm tra hệ thống bôi trơn thường xuyên. Hệ thống được bôi trơn đầy đủ sẽ giảm sự tích tụ cặn bẩn, đảm bảo piston và xi lanh vận hành êm ái và hiệu quả hơn. 

Vệ sinh piston và xi-lanh:

Trong quá trình piston vận hành rất dễ dàng tích tụ các bụi bẩn. Do đó, để piston vận hành êm ái hơn anh em cần chú ý vệ sinh piston và xi lanh định kỳ. 

Kiểm tra hệ thống làm mát

Thông thường bó máy thường xuất phát từ việc động cơ quá nhiệt làm cho piston giãn nở dẫn tới xe bị bó mạch. Trong khi đó, nước làm mát lại có nhiệm vụ là giải nhiệt động cơ. Vì vậy kiểm tra hệ thống làm mát rất quan trọng  trong việc cân bằng nhiệt cho động cơ. 

Châm thêm nước làm mát khi nước làm mát ở dưới mức cho phép
Châm thêm nước làm mát khi nước làm mát ở dưới mức cho phép

Trên đây là một số thông tin vê ô tô Suzuki bó máy và cách giải quyết. Nếu anh em muốn biết thêm nhiều thông tin liên quan có thể liên hệ Thiện Auto qua hotline 0938 395 022 hoặc mang xế yêu của bạn đến 731 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phú Hữu, Thành phố Thủ Đức, TP. HCM để được tư vấn.